Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử "xoáy" vào dịch vụ công

Thứ ba - 06/03/2012 03:51
ICTnews - Thực trạng ứng dụng CNTT-TT để tin học hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công sẽ là điểm nhấn của Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) lần thứ 10 diễn ra ở Hà Nội vào tháng 7/2012.
Hội thảo quốc gia chính phủ điện tử
Hội thảo quốc gia chính phủ điện tử

Tại buổi họp báo về Hội thảo Quốc gia về CPĐT năm 2012 (viết tắt là eGov 2012) vừa diễn ra chiều 1/3/2012, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước hướng tới CPĐT là một trong những nội dung quan trọng của Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Có rất nhiều yếu tố hình thành nên một mô hình CPĐT, trong đó không thể không nhắc tới hoạt động ứng dụng CNTT để cải cách thủ tục hành chính (CCHC) nhằm công khai minh bạch hóa công tác quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước, nâng cao hiệu quả phục vụ DN và người dân.

Gần đây, công tác CCHC gắn với xây dựng CPĐT ngày càng được quan tâm. Theo báo cáo của Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG về CPĐT tại Việt Nam (công bố tháng 11/2011), trong năm 2011 đã có tới 94.000 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1 (có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết) và mức 2 (cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy); 775 dịch vụ được cung cấp ở mức độ 3 (cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ) và một vài dịch vụ đã được cung cấp ở mức độ 4 - mức cao nhất của hệ thống CPĐT (việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua bưu điện hoặc qua mạng); quy trình thủ tục một cửa đạt tỷ lệ 87% (theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2011). Đó là những tín hiệu đáng mừng cho việc tiến đến xây dựng CPĐT tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

Bám sát theo đà phát triển của tiến trình hiện thực hóa mô hình CPĐT tại Việt Nam, Hội thảo eGov lần thứ 10 sẽ tập trung vào các nền tảng xây dựng một nền “Hành chính phục vụ”. Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Dựa vào những phân tích về thực trạng cung cấp dịch vụ công hiện nay tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai CPĐT từ các quốc gia đi trước, Hội thảo sẽ đi sâu vào những phân tích, nhìn nhận của các lãnh đạo, chuyên gia CNTT hàng đầu trong và ngoài nước để nâng cấp hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho các chương trình CCHC, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho quốc gia, đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình quản lý hành chính hiệu quả, mô hình hợp tác công - tư trong triển khai dịch vụ công cũng như kế hoạch phát triển chất lượng, năng lực của các cán bộ, công chức.

Một yếu tố khác góp phần hình thành và vận hành CPĐT chính là các nhà lãnh đạo về CNTT (CIO). Nhằm vinh danh các CIO tiêu biểu, từ năm 2004, Giải thưởng CIO Awards đã được IDG khởi xướng tổ chức. Giải thưởng năm 2012 sẽ tiếp tục bình chọn và vinh danh các CIO tiêu biểu đến từ 10 nước ASEAN. Các ứng viên được chia thành 2 nhóm: Cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội; DN (gồm 7 lĩnh vực: Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm; CNTT - viễn thông; Sản xuất - Vận tải - Năng lượng; Dịch vụ - Thương mại; Y tế - Giáo dục - Đào tạo - Nghiên cứu và triển khai; Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Ngành khác). "Giải thưởng CIO Đông Nam Á tiêu biểu 2012 sẽ đề cao tầm nhìn chiến lược, năng lực tổ chức, lãnh đạo, đổi mới sáng tạo của cá nhân CIO. Hội đồng bình chọn Giải thưởng CIO năm nay vừa thống nhất sẽ công bố và trao giải thưởng cùng thời điểm diễn ra Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử", ông Lê Thanh Tâm, TGĐ IDG Đông Nam Á cho biết.

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 27 ra ngày 2/3/2012

Tác giả: Việt Hà

Nguồn tin: ictnews.vn

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sự kiện
Bài viết của bạn


Hãy đăng ký/đăng nhập để có thể quản lý bài viết của bạn.
Xem thêm hướng dẫn tại đây!
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay4,270
  • Tháng hiện tại150,110
  • Tổng lượt truy cập31,357,778
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây